Chào bạn! Mời bạn đăng nhập.
Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng ký tại đây để có thể sử dụng đầy đủ các chức năng của diễn đàn.
Thank for u!

Join the forum, it's quick and easy

Chào bạn! Mời bạn đăng nhập.
Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng ký tại đây để có thể sử dụng đầy đủ các chức năng của diễn đàn.
Thank for u!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

QLVH1 Family

                                               

Chào mừng các bạn đến với Forum QLVH K1. Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ


You are not connected. Please login or register

quan li le hoi

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1quan li le hoi Empty quan li le hoi 3/2/2010, 15:59

huoucoi.bum

huoucoi.bum

Cập nhật lúc : 6:22 AM, 24/02/2010
Quản lý lễ hội đầu xuân - Còn nhiều bất cập


(VOV) - Đổi mới cách tổ chức và quản lý lễ hội nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới là vấn đề ngày càng bức thiết và quan trọng.
Mùa xuân là mùa của lễ hội với những sinh hoạt cộng đồng hấp dẫn, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Lễ hội đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống, nhằm thoả mãn khát vọng trở về cội nguồn, sinh hoạt tín ngưỡng, cân bằng đời sống tâm linh và hưởng thụ, sáng tạo văn hoá của nhân dân.

Phóng viên VOV phỏng vấn ông Vương Duy Bảo - Cục phó Cục Văn hoá Cơ sở về việc tăng cường công tác tổ chức, quản lý lễ hội đầu xuân.


Dâng lễ tại Chùa Hương (Ảnh: Nguyễn Việt Hùng)



** Đầu năm du xuân, hành hương và tham gia các lễ hội là nét đẹp văn hoá của người Việt Nam. Để lễ hội thực sự là sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc công tác tổ chức, quản lý lễ hội đầu xuân đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy công tác đó năm nay được triển khai ra sao và có gì mới?

Ông Vương Duy Bảo: Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, chia làm 5 loại: lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ nước ngoài vào, lễ hội văn hóa thể thao và du lịch - loại hình lễ hội mới, phát triển từ khi đất nước đổi mới và hội nhập.

Để chuẩn bị cho lễ hội năm 2010, ngay từ đầu năm, Ban Tuyên giáo Trung ương đã có văn bản số 5021 gửi một số bộ ngành, các cơ quan thông tấn, báo đài, ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin - Truyền thông các tỉnh, thành phố để chỉ đạo các hoạt động văn hóa, văn nghệ Xuân Canh Dần, yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh các hành vi tiêu cực, phi văn hóa, hoạt động mê tín dị đoan, ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường sinh thái.

Để chấn chỉnh kịp thời những tồn tại trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có chỉ thị số 06 về việc tồ chức đón Tết Canh Dần và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước năm 2010. Ngày 22/1/2010 tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức giao ban trực tuyến về công tác tổ chức và quản lý lễ hội năm 2010. Ngày 3/2/2010, Bộ đã có chỉ thị số 16 về tăng cường công tác chỉ đạo quản lý các hoạt động tín ngưỡng tại di tích.

** Trong 5 loại hình lễ hội ông vừa nêu, lễ hội truyền thống dân gian và lễ hội văn hoá thể thao du lịch là 2 loại hình lễ hội còn tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm, gây bức xúc. Theo ông, đâu là nguyên do của những bất cập đó?

Ông Vương Duy Bảo: Hiện nay, trong các lễ hội, số lượng du khách tăng đột biến, đặc biệt là phía Bắc, làm nảy sinh nhiều bất cập trong công tác tổ chức, quản lý; một số lễ hội dân gian có hiện tượng pha tạp, vay mượn hoặc cải biên làm biến dạng nghi lễ, phai mờ bản sắc dân tộc. Tình trạng lập nhiều ban thờ, đặt nhiều hòm công đức, nhiều khay, đĩa để tiền giọt dầu còn phổ biến ở nhiều di tích, làm suy giảm yếu tố tâm linh, coi nặng giá trị vật chất, gây phản cảm trong sinh hoạt xã hội.

Loại hình văn hóa thể thao du lịch đã được phát triển mạnh ở nhiều địa phương với quy mô lớn, phương thức chủ yếu tổ chức do một số công ty tổ chức sự kiện đã nhận khoán, thầu, dàn dựng kịch bản và vật dụng biểu diễn na ná giống nhau đã gây nên sự phản cảm, nhàm chán, mất đi sự sáng tạo văn hóa của địa phương, đặc biệt không phát huy được vai trò, vị trí của ngành văn hoá thể thao du lịch trong tổ chức hoạt động loại hình lễ hội này.

** Vậy đâu là nguyên nhân của những bất cập đó?

Ông Vương Duy Bảo: Những bất cập của công tác lễ hội vừa qua có thể do mấy nguyên nhân sau: Thứ nhất là do quá tải về số lượng khách tham gia lễ hội. Vì theo điều kiện lịch sử tự nhiên để lại khuôn viên của di tích, danh thắng, không gian tổ chức lễ hội có giới hạn nhưng lượng du khách đến quá lớn, dẫn đến tình trạng quá tải, lộn xộn, ùn tắc giao thông; tư thương nâng giá dịch vụ làm phiền lòng du khách… những điều đó dẫn đến hình ảnh phản cảm, làm biến dạng bức tranh đẹp đẽ của lễ hội Việt Nam.


Cảnh ăn xin trên đường vào Chùa Hương (Ảnh: Nguyễn Việt Hùng)



Nguyên nhân nữa là sự mất cân đối giữa nguồn lực đầu tư và hiệu quả tổ chức. Ở một số địa phương, lễ hội được tổ chức bằng ngân sách Nhà nước nhưng lại thiếu hiệu quả, gây lãng phí. Cùng với sự lãng phí đó là sự ganh đua về tổ chức lễ hội, nhiều lễ hội dân gian kéo dài quá thời gian quy định. Tổ chức lễ hội thiếu căn cứ khoa học, làm cho nội dung nhiều lễ hội trùng lặp, không thể hiện được đặc trưng và việc khai thác phát huy các diễn xướng, các trò chơi, các hoạt động thể thao dân gian còn hạn chế.

Nguyên nhân thứ ba là việc tu bổ di tích và sử dụng nguồn thu công đức ở một số nơi thiếu hiệu quả. Tác động của thị trường đã dẫn đến nhận thức sai lệch về mục đích tổ chức lễ hội. Một số địa phương coi di tích lễ hội là nguồn lợi của địa phương, chỉ chú trọng tập trung khai thác giá trị kinh tế. Nguyên nhân nữa là việc thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội còn hạn chế. Văn hóa giao tiếp ứng xử trong lễ hội còn yếu, trách nhiệm ý thức của du khách rất hạn chế, xả rác tùy tiện, đốt vàng mã nhiều bất chấp quy định của ban tổ chức lễ hội.

Không khí hội hè kéo dài, đặc biệt thời điểm đầu năm, làm cho tình trạng lao động sản xuất ở một số địa phương bị xao nhãng; hiện tượng nâng ép giá, cờ bạc, mệ tín dị đoan, ban hành một số ấn phẩm không được phép xuất bản, hành khất đem bán cho khách du lịch chưa giảm ở một số lễ hội lớn.

Nguyên nhân cuối cùng là công tác tuyên truyền chưa đạt hiệu quả tối ưu, chưa tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu rõ giá trị của lễ hội, công đức danh nhân, bảo vệ nơi thờ tự, bảo vệ môi trường cảnh quan; Văn bản quản lý lễ hội đã được ban hành nhưng hiểu biết của nhân dân còn hạn chế.

** Rút kinh nghiệm những năm vừa qua, để phát huy được ý nghĩa, tác dụng của lễ hội, Bộ đã có những hướng dẫn, chỉ đạo như thế nào với các địa phương trong việc tổ chức và quản lý lễ hội, thưa ông?

Ông Vương Duy Bảo: Để tăng cường công tác tổ chức quản lý lễ hội trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã yêu cầu một số đơn vị thuộc Bộ cũng như các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của các tỉnh thành một số nhiệm vụ cụ thể: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ý nghĩa của lễ hội gắn với việc giới thiệu, tôn vinh công trạng của danh nhân được thờ tại các di tích và khu vực tổ chức lễ hội.

Vấn đề thứ hai là chấn chỉnh việc thu tiền giọt dầu, công đức. Hiện nay, Ban quản lý các di tích cần bố trí đặt hòm công đức, khay đĩa, đặt tiền giọt dầu sao cho phải hợp lý, không lộn xộn như hiện nay, gây nên sự phản cảm và không đẹp trong công tác giữ gìn trật tự và thẩm mỹ trong khu di tích.

Vấn đề thứ ba là cấp nào quản lý tổ chức lễ hội thì cấp đó phải chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đối với Bộ. Bộ cũng giao trách nhiệm cho Cục Văn hóa cơ sở phải xây dựng trang web về tổ chức lễ hội để phục vụ cho đồng bào trong nước và ngoài nước biết về các lễ hội của đất nước; quy hoạch lại lễ hội trong phạm vi cả nước; tham mưu cho Bộ trong việc hoàn chỉnh thông tư, quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi, tang lễ, tổ chức lễ hội.

** Ông vừa nhắc đến việc xây dựng trang web về tổ chức lễ hội để phục vụ bà con, vậy tiến độ xây dựng trang web đó đến đâu rồi?

Ông Vương Duy Bảo: Việc xây dựng trang web về các lễ hội trong toàn quốc đã được xây dựng nền tảng từ năm 2008, chúng tôi đã thống kê tình hình lễ hội trong cả nước để làm tư liệu xây dựng trang web. Hiện nay, chúng tôi đang tập hợp lại, đồng thời dịch ra tiếng Anh.


Một số địa phương coi di tích lễ hội là nguồn lợi của địa phương, chỉ chú trọng tập trung khai thác giá trị kinh tế



Bộ cũng giao trách nhiệm cho Cục Di sản văn hóa tổ chức hội thảo để xác định mối quan hệ và cấp quản lý đối với ban quản lý di tích, danh thắng, phối hợp với các ngành để xây dựng các thông tư hướng dẫn quản lý sử dụng nguồn thu công đức một cách đúng đắn. Thực tế hiện nay, công tác quản lý các nguồn thu công đức ở các di tích vẫn chưa được thực hiện triệt để, còn nhiều vấn đề.

Đặc biệt, Bộ cũng giao cho Cục Văn hóa cơ sở tiến hành quy hoạch lễ hội, giới thiệu lễ hội của địa phương để đưa lên trang web lễ hội của Bộ; đồng thời xây dựng kế hoạch tổ chức quản lý lễ hội trong địa bàn, duy trì hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi, tang lễ, tổ chức lễ hội.

** Ông có gợi ý, có lời khuyên gì với bà con khi đi lễ hội đầu năm?

Ông Vương Duy Bảo: Trước hết bà con nên tìm hiểu về lễ hội nơi mình đến, về nội dung lễ hội, thời gian tổ chức, địa điểm để chủ động khi tham dự.

Bà con đi lễ hội cần chấp hành tốt quy định của ban tổ chức lễ hội, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường nơi tổ chức lễ hội, cũng như thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng.

Lễ hội văn hoá truyền thống có vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ở nước ta. Chính vì thế, đổi mới cách tổ chức và quản lý lễ hội là nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới là vấn đề ngày càng bức thiết và quan trọng

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết